Theo điều 194, 195 Bộ luật Dân sự 2015, chủ tài sản được ủy quyền cho bên thứ 3 thay mặt họ thực hiện quyền định đoạt (chuyển nhượng) tài sản. Dù được pháp luật công nhận và bảo vệ, song giao dịch này vẫn tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn.
1. Bên thứ 3 không thực hiện đúng các công việc đã nhận ủy quyền
Rủi ro này có thể xảy ra khi bên thứ 3 thực hiện các công việc ngoài phạm vi được ủy quyền, ví dụ: Tự ý thay đổi nội dung công việc mà không báo trước hoặc chưa được sự đồng ý của người ủy quyền; tự quyết định về giá cả, tiến độ, phương thức thanh toán với người mua… Khi đó, người ủy quyền có thể yêu cầu chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Người mua lúc này không chỉ bị vướng vào tranh chấp, kiện cáo, mà còn có khả năng không mua được nhà/ đất vì bên ủy quyền (chủ sở hữu) không cho phép.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp người được ủy quyền lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của bên ủy quyền, hoặc làm giấy tờ giả ủy quyền để lừa người mua. Vì vậy, người mua cần hết sức cẩn trọng, xác minh xem có phải bên bán không có điều kiện trực tiếp giao dịch, có hoàn cảnh đặc biệt nên mới phải ủy quyền lại cho bên thứ 3 hay không, trước khi quyết định xuống tiền.
Người mua có thể bị vướng vào tranh chấp không đáng có nếu bên thứ 3 không thực
hiện đúng các công việc được ủy quyền. Ảnh minh họa
2. Bên thứ 3 không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng ủy quyền
Đây là rủi ro khi bên nhận ủy quyền gặp các trở ngại khách quan nên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng ủy quyền như ốm đau, mất năng lực dân sự… Khi đó, hợp đồng ủy quyền đương nhiên chấm dứt, nhà đất lúc này về bản chất vẫn thuộc sở hữu của người đứng tên trên sổ (bên ủy quyền). Bên mua có nguy cơ không còn được quyền sử dụng, mua bán căn nhà và quyền lợi trước pháp luật cũng không được đảm bảo hoàn toàn.
3. Hợp đồng giao dịch không rõ ràng, giấy tờ không có công chứng
Thực tế cho thấy, đã từng có vụ việc con trai lấy trộm giấy tờ, thuê bố mẹ giả để làm hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, sau đó bán lại cho người thứ 3. Cụ thể, năm 2011, Trần Quang Vũ (SN 1986, ở quận Tây Hồ, Hà Nội) lấy trộm sổ đỏ căn nhà 3,5 tầng (diện tích 57,6m2 đất) mà chủ sở hữu là vợ chồng bà Đào Thị Mùi (SN 1955, mẹ đẻ Vũ). Vũ thuê ông Nguyễn Văn Lộc (SN 1956, ở quận Đống Đa) và bà Lưu Thúy Nga (SN 1958, ở quận Ba Đình) có độ tuổi tương đương tuổi cha mẹ Vũ đến Văn phòng công chứng và Phòng Tài nguyên Môi trường để làm thủ tục ủy quyền chuyển nhượng nhà đất cho mình, đồng thời nhờ một số đối tượng khác làm giả CMND cho ông Lộc, bà Nga.
Sau khi có đầy đủ giấy tờ, Vũ chuyển nhượng căn nhà trên cho anh Phùng Văn Quyền với giá 2 tỷ đồng và thỏa thuận thuê lại nhà trên trong thời hạn 3 tháng. Trong suốt thời gian này, vợ chồng bà Mùi không hay biết và vẫn sinh sống tại nhà đất trên. Năm 2013, Vũ bị bắt và ngồi tù về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. Khi đó, anh Quyền đến đòi nhà thì vợ chồng bà Mùi mới tá hỏa chuyện con trai giả mạo chữ ký để bán chui.
Mua nhà từ người được ủy quyền tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ảnh minh họa
Từ những rủi ro trên, cẩn trọng là cần thiết khi bạn mua nhà qua người được ủy quyền. Người mua cần phải kiểm tra kỹ các giấy tờ chứng minh việc ủy quyền để xác minh xem có thật hay không, tìm cách liên hệ trực tiếp với chủ sở hữu nhà/ đất (bên ủy quyền) xem người được ủy quyền, đứng ra bán nhà/ đất cho mình có đáng tin hay không.
Nguồn: http://thanhnienviet.vn/2019/09/19/mua-nha-tu-nguoi-duoc-uy-quyen-nhieu-rui-ro-tiem-an
Những cơn sốt đất trong giai đoạn 2017 đến nay đa phần đều chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Kỷ lục trong cơn sốt đất, đó là một số lô đất được viết tới 17 hợp đồng đặt cọc và giá tăng tới 1 tỷ đồng/lô trong 1 tuần.
Theo TS. Sử Ngọc Khương, nếu lạm phát xảy ra, càng nên đầu tư vào bất động sản. Vị chuyên gia này khuyến nghị, người mua không nên sử dụng đòn bẩy tài chính bởi rủi ro lớn.
Không một chút kỳ vọng về giá đất tăng cao, nam nhân viên văn phòng đến từ Hà Nội bất ngờ khi lô đất từng mua cách đây hơn 3 năm lãi đến tiền tỷ.
Về hưu với tổng tài sản lên tới hơn 10 tỷ đồng, bí quyết của nữ giáo viên chính là “cứ có tiền lại để dành mua đất”.
Với nhiều người, ước mơ lớn nhất cả đời là có một mảnh đất nhỏ để sau này có thể xây nhà an dưỡng tuổi già. Thế nhưng, không ít người đã phải cắn răng bán đi mảnh đất ấy để có tiền, hoặc là để trang trải cuộc sống, hoặc là để nuôi con ăn học.
Dưới đây là tâm sự của một anh shipper, xót xa vì năm xưa mẹ mình đã phải bán đi mảnh đất để nuôi mình học địa học.
Xem thêm...Nếu 1,5 tỉ đồng là khoản dành riêng cho đầu tư BĐS thì không nói, nhưng nếu là tổng tài sản tích luỹ được (không có khoản dự phòng khác) thì nhà đầu tư trẻ cần cần nhắc kỹ càng khi bỏ tiền vào loại hình nhà trọ cho thuê.
Có khá nhiều cách để tìm kiếm nguồn tài chính cho các thương vụ bất động sản của một nhà đầu tư cá nhân. Dưới đây là 5 cách để bạn cân nhắc, tùy theo loại hình bất động sản, quy mô nguồn vốn và điều kiện thị trường tại thời điểm đầu tư.
Mua nhà là một khoản đầu tư lớn nên người mua cần xem xét và chuẩn bị sẵn sàng về nhiều mặt ngoài tiền. Infographic dưới đây sẽ chỉ ra những điều không nên làm nếu bạn chuẩn bị mua nhà để an cư lạc nghiệp.
Câu chuyện của những nhà đầu tư “chân ướt chân ráo” mới vào nghề, nghe lời chia sẻ từ môi giới về tấm gương kiếm tiền tỷ từ đất để rồi chẳng ngại ngần xuống tiền đã không phải hiếm. Kịch bản chung của nhà đầu tư kinh doanh theo cảm xúc là những mảnh đất nằm “bất động”, khó thanh khoản.
Suy tính thị trường đang nóng, đất nền có khả năng lướt sóng, đã có nhà đầu tư F0 mạnh dạn cọc tiền đợi lướt sóng, mơ kiếm tiền chênh trăm triệu. Thế nhưng, lệnh giãn cách tại một số địa phương đã khiến không ít nhà đầu tư mất cọc vì không thể chuyển nhượng.
Bán nhà yến tại chợ Thạnh Lộc, xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành, Tỉnh Kiên Giang. Diện tích đất: 5m x 15,5m = 77,5m2; đất ở 100%. Đường rộng 5m, lề 3m. Xe ô tô tới đất Nhà yến gồm có: 4 sàn yến; tổng diện tích sàn: 5m x 15,5m x 4 = 310m2. Hiện có 300 tổ, nhà yến đang phát triển tốt. Hướng đông nam Giá: 1 tỉ 980 triệu buông đuôi Lh: sđt/zao 0944 777325