Đà Lạt từng là thủ phủ mơ ước của dân đầu tư loại hình homestay, farmstay vì là một trong những địa điểm hấp dẫn thu hút khách du lịch bậc nhất. Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch bệnh khiến “thời thế” thay đổi, nhiều nhà đầu tư homestay đang tìm cách tháo chạy khỏi thành phố ngàn hoa.
Theo Sở VHTT và Du lịch Lâm Đồng, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 đã kéo giảm mạnh lượng khách du lịch đến địa phương này trong hai năm gần đây.
Thống kê, trong tháng 7/2021, lượng khách du lịch đến với tỉnh Lâm Đồng chỉ đạt khoảng 8.000 lượt (giảm 98% so với cùng kỳ năm 2020). Trong đó, khách quốc tế đạt khoảng 150 lượt (giảm 96,7%), khách nội địa đạt khoảng 7.850 lượt (giảm 98%), khách qua lưu trú đạt 7.500 lượt (giảm 98%).
Tính lũy kế 7 tháng đầu năm, khách du lịch đến Lâm Đồng đạt khoảng hơn 2 triệu lượt (giảm 11,99% so với cùng kỳ năm 2020); trong đó, khách quốc tế đạt 15 ngàn lượt (giảm 84,4%), khách nội địa đạt hơn 1.988 ngàn lượt (giảm 8,8%); khách qua lưu trú đạt khoảng 1.728,5 ngàn lượt (giảm 16,1%).
Thủ phủ du lịch của Lâm Đồng là thành phố Đà Lạt gần như tê liệt các hoạt động du lịch trong thời gian qua. Một báo cáo trong tháng 6/2021 cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên địa bàn thành phố Đà Lạt có khoảng 978 khách sạn và 7 khu du lịch phải tạm ngừng hoạt động vì lượng du khách tụt giảm mạnh.
Trong một động thái dần mở cửa mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã cho phép mở lại hoạt động du lịch nội tỉnh đối với các điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trú từ 2 sao trở lên.
Tuy nhiên, ghi nhận thực tế nhiều nhà đầu tư các loại hình lưu trú tại Lâm Đồng, trong đó có homestay tỏ ra không lạc quan với tình hình du lịch trong thời gian tới. Đặc biệt, tại Đà Lạt nhiều nhà đầu tư đang tìm cách bán homestay, farmstay sau những tổn thất nặng nề do dịch bệnh mang lại trong hai năm qua.
Từng là một người kiếm ra tiền từ hoạt động kinh doanh homestay, nhưng anh Chính mới đây đã phải rao bán căn homestay mình đang sở hữu. Theo Chính, căn homestay ở trung tâm thành phố Đà Lạt của anh 2 năm nay thưa vắng khách, đặc biệt là từ đầu năm 2021 đến nay.
"Trụ không nổi thì buộc phải bán thôi. Đã mấy tháng liền không có khách, tôi kiệt quệ tài chính rồi. Mình không mạnh về vốn thì giờ phải bán để xoay cái khác làm ăn." – Chính chia sẻ.
Chính cũng cho biết, anh vay mượn ngân hàng để hiện thực hóa giấc mơ sở hữu homestay. Giờ đây, mỗi tháng anh phải trả lãi ngân hàng không dưới 20 triệu đồng, nên quyết định bán homestay trang trải nợ nần và chuyển hướng kinh doanh.
Là người kinh doanh farmstay tại Đà Lạt, Bùi Sơn nhìn nhận, nhanh nhất cho tới nửa năm 2022, thị trường du lịch nghỉ dưỡng ở thành phố sương mù mới có thể gượng dậy. Trong khi những người đầu tư các quán cà phê hoặc homestay tại Đà Lạt phần lớn là người trẻ, không quá mạnh về tài chính cá nhân nên không có khoảng dự phòng lớn cho dịch kéo dài.
"Như tôi, làm mô hình glamping (kiểu mô hình kết hợp giữa camping và glamorous – du lịch cắm trại sang chảnh - PV). Tổng giá trị đầu tư mọi thứ tầm 2 tỷ đồng. Chúng tôi 3 người, mỗi người góp một ít. Chủ yếu cũng tiền tích lũy cá nhân và vay ngân hàng. Giờ mỗi sáng mở mắt ra là tôi phải chịu mất 400 ngàn tiền lãi." – Sơn ngậm ngùi.
Theo Sơn, làn sóng sang tay, bán cắt lỗ homestay tại Đà Lạt đang nở rộ, vì nhiều lý do. Trong đó, nguyên nhân lớn nhất là vì du lịch Đà Lạt chủ yếu dự vào lượng khách từ TP.HCM và một số vùng lân cận. Thế nên, tuy Đà Lạt mở cửa nhưng TP.HCM vẫn chưa mở cửa lại thì các chủ homestay cũng "chịu chết" vì không tìm đâu ra khách.
"Khách địa phương ai vô ở làm gì? Giờ mà mở cửa thì buộc phải hoạt động lại buộc phải trả các thứ chi phí, nhưng không có khách thì tiền đâu, hơn nữa, như tôi đã nói, dân đầu tư homestay trên Đà Lạt chủ yếu người trẻ, tài chính không dồi dào, mùa dịch lại không kinh doanh gì để dự phòng được." – Sơn cho biết.
Sơn cũng cho rằng, sang nhượng, bán cắt lỗ là giải pháp tối ưu của các nhà đầu tư homestay ở Đà Lạt hiện tại, để chống chọi qua mùa dịch. Tuy sang mặt bằng nhưng nhà đầu tư vẫn giữ fanpage mạng xã hội và tên quán, vẫn có thể xây dựng lại thương hiệu kinh doanh sau dịch phù hợp với xu hướng mới. Vì đa phần các hoạt động này thu hút khách dự trên mạng xã hội.
"Sang nhượng giờ giải quyết được nhiều thứ. Trước hết là có vốn làm việc khác, có tiền trang trải cuộc sống mùa dịch này. Đỡ phải tiếp tục bù lỗ khi mở cửa nhưng không có khách." – Sơn phân tích.
----
Nguồn: https://cafeland.vn/
Ghi chú: Hình ảnh trong bài viết chỉ mang tính chất minh họa
Bức tranh kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm khởi sắc với nhiều điểm sáng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh, cán cân thương mại duy trì xuất siêu, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng, số lươnvj khách quốc tế tăng do mở cửa đón khách,...
Ngày 21/02/2022, Ban Thường vụ Thành ủy Phú Quốc đã thống nhất tờ trình số 02/TTr-UBND ngày 05/01/2022 về việc xin chủ trương thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Phú Quốc như sau:
Quyết định số 421/QĐ-UBND tỉnh Kiên Giang ngày 12/02/2022 về việc: Phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phú Quốc năm 2022.
Xem thêm...
Mặc dù đất của Quyết đã được Nhà nước thu hồi và bồi hoàn, nhưng do lòng tham, Quyết đem thửa đất này bán cho người khác với giá hơn 2 tỷ đồng. Đến khi người mua làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới phát hiện ra mình bị lừa
Bộ Tài chính cho biết, các trường hợp chuyển nhượng bất động sản giá kê khai trên hợp đồng thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế là hành vi vi phạm pháp luật về thuế, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Phải tìm đến ngân hàng, thế chấp tài sản để vay tiền mua nhà, thế nhưng vợ chồng chị Thanh lại bị ép mua gói bảo hiểm nhân thọ với mức phí 25 triệu đồng/năm, nợ chồng nợ.
Trong cơn sốt đất vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, doanh nghiệp cho san ủi cả một quả đồi ở thủ phủ trà Bảo Lộc (Lâm Đồng) để phân lô, thi công dự án bất động sản.
Làn sóng “bỏ phố về rừng” làm farmstay, homestay đã kéo theo giá đất nhảy múa “chóng mặt”, có nơi tăng tới 3 lần chỉ sau 1 năm.
Lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang vừa có văn bản quy định điều kiện tách thửa từng loại đất trên địa bàn tỉnh. Đây là quyết định người dân mong chờ đã lâu, nhất là cư dân sống tại TP Phú Quốc.
Xem thêm...Việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên được kỳ vọng tạo ra sức thu hút đầu tư mạnh mẽ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của địa phương.
Bán 17 công mặt tiền tuyến tránh, gần cầu Hè Thu 2 (phường Vĩnh Thông, Rạch Giá, Kiên Giang) Cách đường Lạc Hồng 400m Tổng diện tích: 2.800 + 1.300 + 7.842 + 5.490 = 17.432m2. Mặt tiền rộng 36,5m (nở hậu 45m), dài 220m Thích hợp mở kho bãi nhà xưởng Hướng đông bắc Giá bán: 1,8 tỷ/1.000m2 Tổng giá: 30,6 tỷ Liên hệ: 0919 214 214
Bán nhà hẻm đường Lâm Quang Ky (P. An Hòa, Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) Diện tích: 5 x 19 = 95m2 (trong đó: thổ cư 36m2, còn lại đấy cây lâu năm) Nhà cấp 4, gồm có: sân đậu xe, 1 phòng khách, 2 phòng ngủ, bếp, wc, lối thoát hiểm. Đường trên sổ rộng 2,5m, thực tế rộng 3m. Nhà cách đường Lâm Quang Ky khoảng 30m, nhà gần chợ phường, gần KĐT Phú Cường, gần Bệnh Viện, gần trường học các cấp, khu vui chơi tiện ích,... Hướng Tây bắc Giá: 1 tỷ 500 triệu (hỗ trợ vay ngân hàng) Liên hệ: 0962 425 330